Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Version revised 3

Suy ngẫm về thời cuộc

 
Nguyễn Trung[1]


Nội dung

Dẫn đề………………………………………………………………………………………………………… tr.  1

I – Vài nét về thế giới hôm nay……………………………………………… tr.  3
II – Đôi lời về Mỹ …………………………………………………………….   tr.  4        
III – Đôi điều lưu ý về Mỹ……………………..  .…………………………     tr. 11
IV -  Trung Quốc trở thành vấn đề của cả thế giới……………………….   tr. 28
V -  Siêu cường đang lên Trung Quốc có thể với tới đâu………………..  tr. 43
VI – Siêu cường Trung Quốc không thể lãnh đạo thế giới………………   tr. 52
VII – Nhìn lại chặng đường 38 năm………………………………………     tr. 63
VIII - Thách thức, cơ hội và sự lựa chọn của Việt Nam  ………………..   tr. 96

 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………. tr. 123

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Thư ngỏ ngày 19-02-2013

Nguyễn Trung
10(60A) ngõ 45 A phố Võng Thị
Phường Bưởi, Quận Tây Hồ
Hà Nội


Hà Nội, ngày 19-02-2013

Thư ngỏ

Kính gửi

-         Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
-         Toàn thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt nam,
-         Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam


 Kính thưa,

                Tôi là Nguyễn Trung, 78 tuổi, trú tại 10(60A) ngõ 45A, phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Với tư cách là một trong những người tham gia Kiến nghị của 72 nhân sỹ trí thức về việc sửa đổi Hiến pháp[1] (gọi tắt: Kiến nghị 72),  xin được phép trình bầy một số suy nghĩ của tôi liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp đang được lấy ý kiến nhân dân cả nước

Nhìn lại mốc thời gian năm 2007 và nuối tiếc

Đã đăng trên tạp chí Tia Sáng 12-2007 và 1-2008,
Vietnam Net 1-2008

Ngã ba 2007[1]
Nguyễn Trung

Năm 2007 có nhiều điểm rất đáng ghi nhớ đối với nước ta.
Nổi bật nhất có lẽ là mọi yếu tố phát triển bên trong sau 22 năm đổi mới của đất nước, những thành tựu mọi mặt đối nội và đối ngoại giành được, và những yếu tố do sự vận động của  tình hình thế giới và khu vực tác động từ bên ngoài vào nước ta – tất cả hợp thành một tình thế đặt ra yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết: Việt Nam phải vươn lên chuyển mình sang một giai đoạn phát triển mới.
Đương nhiên, phát triển thịnh vượng là niềm khao khát thường trực của dân tộc ta – nhất là nước ta đã phải trải qua bao nhiêu gian truân và mất mát lớn lao ròng rã gần hai thế kỷ nay và hiện vẫn đang còn là một nước nghèo. Song nét mới của năm 2007 – năm thứ 22 của đổi mới - là sức phát triển của đất nước, vị thế quốc tế mới giành được và những tác động từ bối cảnh bên ngoài đặt ra cho nước ta một đòi hỏi mới, dứt khoát như một mệnh lệnh.

Thời cơ vàng - Hiểm họa đen


(Đăng trên các báo VietnamNet, Tuổi Trẻ, giữa tháng 1-2006)

Tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng Sản Việt Nam
 
Thời cơ vàng của Đảng ta
Nguyễn Trung

      Năm 2006, công cuộc đổi mới của đất nước tròn hai mươi tuổi. 
 
      Bất kỳ ai cùng với đất nước trải qua đoạn trường dẫn tới công cuộc đổi mới, bất kỳ ai cùng với cả nước chịu đựng mọi khó khăn thử thách để khai phá con đường đổi mới dẫn tới những thành tựu đất nước đạt được như hôm nay, đều có thể thở phào nhẹ nhõm: Sự nghiệp cách mạng đất nước ta sau khi giành được độc lập và thống nhất đã không đi vào vết xe đổ của các nước Liên Xô Đông Âu  xưa như báo chí phương Tây hồi ấy đã dự báo không tiếc lời.  
      Bất kỳ ai trong mỗi chúng ta cùng với cả nước không tiếc tâm trí và công sức mầy mò con đường làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội đất nước thay da đổi thịt được như hôm nay, đều có quyền tự hào: Việt Nam đã tìm ra và đang bắt đầu khai phá con đường phát triển riêng của chính mình, để hội nhập vào xu thế phát triển chung của toàn thể nhân loại, với mục tiêu thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh cho chính mình, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của cả thế giới. Việt Nam đang quyết tâm đem hết cả tinh thần và nghị lực dấn bước trên con đường do chính mình xác định được, do chính mình đang không tiếc công sức tiếp tục khai phá! 
      Không tự hào làm sao được, khi cuộc sống hôm nay ấm no hơn trước và đạt những bước tiến bộ mới trên những phương diện nhất định.  
      Trước đổi mới, GDP theo đầu người của nước ta ở cái ngưỡng dưới 200 USD, ngày nay tăng gấp hơn 3 lần, tỷ lệ số người đói nghèo trong xã hội giảm nhanh ở mức kỷ lục so với hầu hết các nước nghèo và đang phát triển - cả thế giới đánh giá cao thành tích này. Ngày nay, kim ngạch xuất khẩu trong 8 ngày bằng kim ngạch xuất khẩu của cả năm trong thời kỳ trước đổi mới. Ngày nay cứ làm ra 10 đồng của cải mới mỗi ngày thì khoảng 5 - 6 đồng là dành cho xuất khẩu. Ngày nay sản phẩm của Việt Nam có mặt tại tất cả các thị trường quan trọng nhất trên thế giới và xuất hiện ở rất nhiều nơi khác, xu thế này đang phát triển năng động… 

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013



Phải chặn đứng nguy cơ tái diễn kịch bản Thành Đô 1990

Nguyễn Trung


          Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam kể từ sau khi đất nước đã hoàn thành sự nghiệp độc lập thống nhất ngày 30-04-1975 cho đến hôm nay, sự kiện hội nghị bí mật Thành Đô tháng 9-1990 giữa hai đoàn đại biểu cấp cao hai nước Việt – Trung để bình thường hóa quan hệ là một thất bại nhục nhã của nước ta, bẻ ghi con đường phát triển của nước ta dẫn đến tình hình đất nước như hôm nay: Một lần nữa Trung Quốc lại trở thành mối uy hiếp trực tiếp và nguy hiểm nhất đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và con đường phát triển của nước ta. 

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

thời đại mới
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

Số 18  - Tháng 3/2010



Việt Nam trong thế giới
của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21

Nguyễn Trung
Hà Nội

Như tựa của nó, bài viết này chỉ nêu lên những vấn đề chính Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI. Với suy nghĩ cho rằng cần làm rõ được những vấn đề đặt ra trước khi suy nghĩ về các giải pháp, bài này không đề cập tới, mà xin dành việc bàn về các giải pháp cho các dịp khác. Với tất cả tinh thần trách nhiệm của mình, người viết bài này đưa ra cách nhìn riêng về một số vấn đề, để ai quan tâm thì tham khảo. Vì hiểu biết và điều kiện làm việc rất giới hạn, những ý kiến trong bài chắc chắn có nhiều thiếu sót, mong được bổ khuyết. 

 Kính dâng Tổ quốc nhân dịp 1000 năm Thăng Long

I. Vấn đề đặt ra 
Việt Nam, kể từ 1986, sau một phần tư thế kỷ thực hiện sự thay đổi căn bản mang tên là đổi mới, đã kết thúc thời kỳ phát triển theo chiều rộng với nhiều thành tựu to lớn có tính bước ngoặt, thay đổi bộ mặt đất nước và được thế giới ghi nhận. Cần nhận định dứt khoát như vậy để gỡ bỏ mọi rào cản, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới. Cần nhận định dứt khoát như vậy trước khi tìm hiểu những vấn đề đặt ra cho Việt Nam phía trước trên con đường phát triển của mình. 

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

(Bản đã chỉnh sửa  ngày 21-08-2007)

Thân phận
công dân thế giới hạng hai!

 Suy nghĩ về chiến lược phát triển đất nước
từ góc nhìn đối ngoại

Nguyễn Trung



Thân phận công dân thế giới hạng hai

Cuối năm 2006, suy nghĩ về thân phận công dân thế giới hạng hai là phản ứng đầu tiên trong tôi sau khi được nghe đài báo loan tin nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới!

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Trả lời phỏng vấn của báo Sinh viên Việt Nam

http://www.viet-studies.info/
Bản gốc bài phỏng vấn Nguyễn Trung
do Lê Ngọc Sơn – Phương Loan thực hiện
(Bản đăng trên Sinh Viên Việt Nam ngày 26-12-08 đã “bị biên tập” rất nhiều)
1. Ông từng nhấn mạnh những đòi hỏi cấp bách của đổi mới, cải cách đối với Việt Nam sau 22 năm đổi mới. Với riêng giới trẻ, đòi hỏi này đặt ra như thế nào, thưa ông ?
Nếu được phép nói thẳng thắn suy nghĩ của tôi về chính thế hệ mình, xin thưa: Trong sự chuẩn bị cho thế hệ trẻ hôm nay trước thách thức mới của đất nước, thế hệ đi trước – trong đó có tôi – đã phạm nhiều lỗi lầm, làm cho thế hệ trẻ ngày nay của đất nước ta bị chậm trễ. Cá nhân tôi thực sự ăn năn về điều này.
Tôi cho rằng thế hệ chúng tôi đã phạm không ít lỗi; do nhiệt tình cách mạng, do sự bất cập.., và nhiều người trong thế hệ chúng tôi đang ngày càng phạm nhiều lỗi do tha hóa nữa. Mọi yếu kém của chúng tôi để lại nhiều hệ quả cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Mong giới trẻ hôm nay hãy dám và quyết nhận thức đất nước này là của các em và tự quyết định tất cả từ nhận thức này!

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

thời đại mới
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

Số 18  - Tháng 3/2010




Việt Nam trong thế giới
của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21

Nguyễn Trung
Hà Nội

Như tựa của nó, bài viết này chỉ nêu lên những vấn đề chính Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI. Với suy nghĩ cho rằng cần làm rõ được những vấn đề đặt ra trước khi suy nghĩ về các giải pháp, bài này không đề cập tới, mà xin dành việc bàn về các giải pháp cho các dịp khác. Với tất cả tinh thần trách nhiệm của mình, người viết bài này đưa ra cách nhìn riêng về một số vấn đề, để ai quan tâm thì tham khảo. Vì hiểu biết và điều kiện làm việc rất giới hạn, những ý kiến trong bài chắc chắn có nhiều thiếu sót, mong được bổ khuyết. 

 Kính dâng Tổ quốc nhân dịp 1000 năm Thăng Long

I. Vấn đề đặt ra 
Việt Nam, kể từ 1986, sau một phần tư thế kỷ thực hiện sự thay đổi căn bản mang tên là đổi mới, đã kết thúc thời kỳ phát triển theo chiều rộng với nhiều thành tựu to lớn có tính bước ngoặt, thay đổi bộ mặt đất nước và được thế giới ghi nhận. Cần nhận định dứt khoát như vậy để gỡ bỏ mọi rào cản, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới. Cần nhận định dứt khoát như vậy trước khi tìm hiểu những vấn đề đặt ra cho Việt Nam phía trước trên con đường phát triển của mình. 

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Năm 2007: Phải mở ra bước ngoặt phát triển mới cho đất nước!

Cảm nhận 2007
Nguyễn Trung
Lời phi lộ:
Bài báo này tổng hợp những sự việc và số liệu sưu tầm trên mạng, các sách tham khảo và báo chí. Ngoài việc nói lên suy nghĩ của mình, người viết tự chịu trách nhiệm về bài viết của mình, không đại diện cho ai hoặc tổ chức nào cả. Vì là một bài báo mang những suy nghĩ và cảm nhận của một người đã quá tuổi thất thập cổ lai hy, làm việc một mình và thiếu hẳn sự phụ trợ hoặc cố vấn cần thiết, do đó không tránh khỏi nhiều khiếm khuyết. Bài này cố ghi lại những suy nghĩ và cảm nhận riêng của cá nhân để chia sẻ, học hỏi, không gò vào một khung khổ chặt chẽ nào, nên có những khác biệt nhất định so với một bài viết nghiên cứu, mong được thông cảm.

Năm 2007 có nhiều điểm rất đáng ghi nhớ đối với nước ta.
Nổi bật nhất có lẽ là mọi yếu tố phát triển bên trong sau 22 năm đổi mới của đất nước, những thành tựu mọi mặt đối nội và đối ngoại giành được, và những yếu tố do sự vận động của  tình hình thế giới và khu vực tác động từ bên ngoài vào nước ta – tất cả hợp thành một tình thế đặt ra yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết: Việt Nam phải vươn lên chuyển mình sang một giai đoạn phát triển mới.

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013


55 năm vết thương dân tộc
Cảm nghĩ nhân 55 năm ngày ký
Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương

Nguyễn Thị Kim Cúc


          Ngày 21-07-1954 Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp hồi đó tại các nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

          Hơn một nửa thế kỷ đã qua, song còn biết bao nhiêu câu hỏi quên đi thì thôi, nếu nhớ đến lại quặn đau chín khúc ruột. Hơn nữa, cho đến ngày hôm nay, không phải bất kỳ một câu hỏi nào liên quan cũng đều tìm được câu trả lời.

Song tất cả những câu hỏi thắt ruột nói trên chẳng thấm tháp gì so với nỗi đau đất nước bị chia cắt kể từ cái ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước 20-07-1956 không bao giờ đến! Lấy gì ước lượng, cân đong đo đếm, hay so sánh được cái giá dân tộc ta phải trả cho sự nghiệp thống nhất đất nước hôm nay?  

          Hãy cùng nhau cố nén lòng, cố giữ cho cái đầu nguội lạnh để ôn nhớ lại sự kiện 21-07-1954 một cách khái quát.

          Ngày nay có thể khẳng định việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 đối với ta là tất yếu, vì so sánh lực lượng không cho phép làm khác được, hơn nữa cuộc chiến tranh nào cũng phải kết thúc. Thiết nghĩ điều này là rõ ràng.

Những câu hỏi còn lại đến nay chưa có câu trả lời cuối cùng – và có lẽ sẽ khó hay không bao giờ có thể có câu trả lời cuối cùng –  đại thể là những câu hỏi liên quan đến vấn đề ta ký như vậy thiệt/hơn đến đâu so với thành quả kháng chiến chống Pháp? sức ép của các nước lớn đến đâu? sự đánh đổi lợi ích giữa các nước lớn với nhau trên cơ sở hy sinh các lợi ích của nước ta đi xa tới mức nào? nhìn nhận con đường cách mạng của nước ta? vân... vân...

Điều chắc chắn có thể khẳng định được là nước ta có bị sức ép của các nước lớn, có bị thiệt, có sự đánh đổi lợi ích giữa các nước lớn với nhau trên cơ sở xâm phạm những lợi ích của nước ta. Điều chắc chắn không kém là sức mạnh vật chất và sức mạnh trí tuệ của ta đến đâu thì ta giành được đến nấy, trên đời này chẳng có nước nào tặng thưởng hay cho không nước ta điều gì.  Lịch sử không sửa chữa được, nhưng thiết nghĩ bài học thua thiệt này dạy chúng ta nhiều bài học khác cho hiện tại và tương lai.

-  Hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954 có phải là nguyên nhân chia cắt đất nước ta không?
-  Không phải vậy.

Có lẽ đúng hơn là Hiệp định này đánh dấu hay mở đầu quá trình chia cắt đất nước. Còn nguyên nhân đích thực chia cắt đất nước là mưu toan và những nỗ lực thuộc chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản, đã được triển khai từ năm 1950 – lúc đầu dưới dạng tiếp sức cho cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp với ý đồ sẵn sàng thay thế Pháp. Khi ký Hiệp định này thì Mỹ nắm lấy cơ hội thay thế Pháp hoàn toàn và chính thức tạo dựng sự có mặt của mình ở Miền Nam Việt Nam. Chính vì lý do này, Mỹ cho rằng không bị Hiệp nghị Giơ-ne-vơ ràng buộc vì không tham gia ký kết, đồng thời Mỹ ủng hộ chính quyền Bảo Đại và sau đó là chính quyền Sài Gòn bác bỏ tổng tuyển cử 20-07-1956. Ngày 1-1-1955 Mỹ cử nhóm cố vấn quân sự đầu tiên (MAAG) vào Sài Gòn.

Ngay sau khi kết thúc  300 ngày tập kết (chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp[1] tập trung về miền Nam) cuộc đàn áp diệt cộng của chính quyền Sài Gòn bắt đầu và ngày càng đẫm máu, sự có mặt về quân sự của Mỹ ngày càng leo thang. Tháng 5-1961 Mỹ đưa 400 huấn luyện viên quân sự đầu tiên, gọi là “lính mũ nồi xanh” vào miền Nam, đến cuối năm quân số của Mỹ đã lên tới 20.000. Ngày 02-08-1964 Mỹ tự gây ra sự kiện chiến hạm Maddox tại Vịnh Bắc Bộ để mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ra cả nước (tấn công miền Bắc bằng không quân). Năm 1968 cuộc chiến tranh này lên tới cao điểm, với sự tham chiến của 536.000 quân Mỹ, ngoài ra có sự tham gia của binh lính các nước Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan.

Như vậy, cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ được khởi đầu bằng cuộc chiến tranh trên chiến tuyến Bắc – Nam, giữa cộng sản và chống cộng đối kháng nhau quyết liệt. Cuộc chiến tranh trong lòng dân tộc này đã xuyên xuốt, trở thành một bộ phận hữu cơ của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, kéo dài tới ngày 30-04-1975 khi giải phóng được Sài Gòn và hoàn thành việc thống nhất đất nước. 

Bối cảnh lịch sử quốc tế còn tạo ra trong lòng cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược cuộc đụng đầu trực tiếp giữa phe xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa đế quốc với tất cả những rối rắm vô cùng phức tạp của nó. Và tất cả những yếu tố này đã làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước trở thành cao điểm nóng bỏng nhất suốt thời kỳ chiến tranh lạnh (1945 – 1991).

Chính các yếu tố vừa nêu trên là nguyên nhân dẫn đến sự chia cắt đất nước và khiến cho quá trình đấu tranh thống nhất đất nước của dân tộc ta kéo dài 21 năm, bắt đầu từ Hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954, với biết bao nhiêu máu và nước mắt khôn kể xiết.

Ai dám nói ngày nay vết thương đất nước chia cắt  đã hoàn toàn được hàn gắn? Ai dám nói sau 34 năm thống nhất đất nước mọi hậu quả của thời kỳ đất nước bị chia cắt đã được khắc phục? Ai dám nói đoàn kết, hòa hợp, hòa giải dân tộc ở nước ta bây giờ không thành vấn đề nữa? Còn những gì đang cản trở tiếp tục đẩy mạnh quá trình hòa hợp, hòa giải dân tộc?..

Còn rất nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời, hầu như toàn là những câu hỏi vỡ đầu.

Song tất cả có lẽ chỉ làm tấy lên gay gắt hơn những câu hỏi của hôm nay:
-     Làm gì? Làm thế nào để mọi vết thương của thời kỳ lịch sử đầy máu và nước mắt này của dân tộc sớm hàn gắn hoàn toàn và vĩnh viễn không tái diễn?
-     Làm gì? Làm thế nào để lấy lại quãng thời gian lịch sử bị đánh mất này để đất nước ta sớm ra khỏi sự tụt hậu hôm nay so với bàn dân thiên hạ? - nhất là ngay bây giờ nguy cơ tụt hậu mới, nguy cơ bị lấn át lại đang lù lù thách thức nước ta một lần nữa!
-     Vân vân...

Trong khi tìm những câu trả lời, xin đừng quên một trong những bài học khác, có lẽ là bài học quan trọng nhất rất đáng rút ra từ Hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954, đó là: Phải hiểu rõ thế giới chúng ta đang sống, sức mạnh vật chất và sức mạnh trí tuệ của ta đến đâu thì thành quả giành được đến đấy.  Trong thời đại ngày nay sức mạnh ấy bắt nguồn từ dân chủ và sáng tạo. Thực tế những thành công đạt được trong 23 năm đổi mới chứng minh điều này. Mặt khác, những thất bại vấp phải trong 23 năm đổi mới hầu như đều có nguyên do từ thiếu vắng dân chủ và sáng tạo.

Cam chịu tiếp tục tụt hậu và bị lấn át, hay hiểu rõ thế giới chúng ta đang sống, quyết tìm đường nhân lên sức mạnh vật chất và sức mạnh trí tuệ dân tộc ta đang có trong tay? – đó là câu hỏi mỗi người Việt Nam có lương tri hôm nay, không phân biệt trong nước hay ngoài nước, không phân biệt địa vị xã hội, phải trả lời trước chính mình và trước đất nước./.                                                                                      

Thiên Cầm, ngày 18-07-2009

 

[1] “Khối Liên hiệp Pháp” là một trong các bên ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, bao gồm (1) Pháp và (2)chính quyền Việt Nam do Pháp dựng lên, thời đó ta gọi là chính quyền bù nhìn.


Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Trích đoạn tiểu thuyết "Lũ", chương 23, VSI - 08-2012

Trích đoạn tiểu thuyết "Lũ", chương 23,
VSI - 08-2012 
23



          Sau cái rét Đông rất sâu kéo dài sang đến gần cuối xuân Nhâm Thìn là cái nóng đổ lửa đột ngột ập về. Lác đác vài vùng Tây Bắc có lúc nhiệt độ lên tới 45 độ C. Cháy rừng lớn đã xảy ra ở Sơn La, đèo Hải Vân, rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn, Đá Đen (Phú Yên)… Giữa trưa ở Hà Nội có ngày nhiệt độ lên tới 41 độ. Đã thế từ Tết đến giờ hầu như không thấy mưa. Nhiều sông suối trơ bãi. Đất ruộng nhiều nơi nẻ toác. Nhiều cánh đồng trồng mầu mọi năm vào buổi này xanh um, nhưng bây giờ chỉ dặt một mầu nâu của các luống đậu, luống lạc chết rạc. Trên vùng cao, nhiều nơi người khát, gia xúc khát, nhiều nương ngô chỉ cần một mồi lửa là bốc cháy… Tất cả có nghĩa sẽ mất mùa trông thấy cho những nơi bị hạn, người gieo trồng tại những nơi khô cằn này nắm chắc trong tay cái đói sẽ lại đến thăm trong một vài tháng tới…

Tin cuối cùng, quý một năm nay xuất khẩu gạo của Việt Nam vượt 5% so với cùng kỳ năm ngoái…